Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Giác ngộ chân lí

Giác ngộ Tứ Diệu Đế mới được gọi là giác ngộ chân lí,là hiểu rõ chân lí, là người biết rõ tâm có tham biết tâm có tham, tâm có sân biết tâm có sân, tâm có si biết tâm có si. Tứ Diệu Đế là 4 chân lí của đạo Phật để xác định một kiếp người.

Chân lí thứ nhất là “Khổ Đế” là tâm tham, sân, si. Chân lí thứ hai là “Tập Đế” là tâm tham ái. Chân lí thứ ba là “Diệt Đế” là trong tâm hết tham ái. Chân lí thứ tư là “Đạo Đế” là một chương trình giáo dục đào tạo những bậc tâm vô lậu (A La Hán), còn gọi là Bát Chánh Đạo, tức là 8 lớp học được chia ra trong 3 cấp Giới, Định, Tuệ.

Người giác ngộ được chương trình giáo dục đào tạo những bậc tâm vô lậu (A La Hán), có tám lớp học và ba cấp là người giác ngộ được chân lí thứ tư. Giác ngộ chân lí chỉ là mới hiểu rõ chân lí, chứ chưa thâm nhập vào chân lí.

Người giác ngộ được chân lí là để tu tập cho mình, là người ngay trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp mà nhiếp phục các ác pháp và ly các dục. Người giác ngộ chân lí là người nhiếp phục các ác pháp và ly các dục ngay trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp.

Nếu không giác ngộ chân lí mà tu tập là tu mù. Người chưa giác ngộ chân lí nên nghe ai nói gì hợp với quan điểm của mình là tin ngay liền. Tin một cách mù quáng, vì thế, bỏ hết cả cuộc đời đi theo tôn giáo mà chẳng có lợi ích gì và sự tu hành cũng chẳng đến đâu cả.

Cho nên, trước khi tu tập là phải giác ngộ chân lí của loài người. Muốn giác ngộ chân lí của loài người là phải tìm một vị Thầy tâm không còn tham pháp, sân pháp, si pháp để thân cận. Vị ấy sẽ chỉ dạy giác ngộ chân lí và hướng dẫn cho biết cách hộ trì và chứng đạt chân lí một cách dễ dàng không có khó khăn, không sợ lạc vào tà pháp, có vậy mới giác ngộ được chân lí khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.

Người giác ngộ được chân lí thì lòng tin không còn mù quáng, không bao giờ còn thối chuyển trên đường tu tập.